- Có 3 loại: UVA, UVB và UVC. Tia cực tím đều bị yếu đi với khoảng cách giống như những vòng tròn mà một hòn đá gây ra trên bề mặt nước khi ta ném nó xuống nước. Do vậy, tia cực tím chỉ có tác dụng diệt khuẩn ở khoảng cách trong vòng 1-2 mét.
- Tia cực tím thâm nhập vào da và tham gia một phần làm cho da rám lại. Ngoài ra, tia cực tím cũng là tác nhân gây ung thư da và bệnh đục thủy tinh thể.
- Tia cực tím có tác dụng rất mạnh trên Nucleo Protein của vi khuẩn, nó có thể làm biến dạng hoặc giết chết vi khuẩn. Hiệu lực tiệt khuẩn của tia cực tím không những tuỳ thuộc mật độ, thời gian chiếu tia, điều kiện môi trường mà còn tùy thuộc vào sức chịu đựng của vi khuẩn.
3. Những ứng dụng tia cực tím trong khử khuẩn môi trường bệnh viện:
- Khử khuẩn nước: Nước sẽ được khử khuẩn khi đi qua lòng ống có đặt đèn cực tím. Tuy nhiên, nếu tốc độ dòng nước chảy quá nhanh, thời gian tiếp xúc tia cực tím ít thì hiệu quả diệt khuẩn sẽ thấp.
- Khử khuẩn không khí, bề mặt các buồng/tủ có khối lượng nhỏ (ví dụ, tủ nuôi cấy phân lập vi khuẩn sau khi kết thúc công việc).
- Khử khuẩn không khí buồng cách ly khi không có người (không khí cần lưu thông trong thời gian khử khuẩn). Rất ít khả thi trong thực tế.
- Cũng có thể lắp vào tủ lưu giữ ống nội soi mềm sau sử dụng.
- Khử khuẩn không khí khi có người ở trong phòng: Phải dùng phương pháp chiếu xạ gián tiếp bằng cách đặt các đèn diệt khuẩn với mặt phản chiếu quay lên trên, ở mức cao hơn tầm người (2 – 2,5m). Luồng tia cực tím hướng lên trần nhà, tiêu diệt vi khuẩn ở những lớp không khí trên; khi phản chiếu từ trần và tường nó tiêu diệt vi khuẩn ở nấc không khí thấp hơn. Do tác động của các dòng đối lưu, các lớp không khí trên đã được khử khuẩn dần dần bị thay thế bằng các lớp ở dưới chưa diệt khuẩn, nhờ đó qua một thời gian toàn bộ không khí sẽ được khử khuẩn.
- Không có bằng chứng cho thấy khử khuẩn không khí buồng phẫu thuật thì có tác dụng phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ. Không nên trang bị đèn cực tím trong các buồng phẫu thuật. Với các đèn cực tím như chúng ta có hiện nay thì không thể ứng dụng gì được trong khử khuẩn bệnh viện cả ngoài khử khuẩn nước. Trong tất cả các hướng dẫn KSNK do BYT ban hành cũng không hề đề cập tới việc sử dụng đèn cực tím.
4. BẢNG BÁO GIÁ BÓNG ĐÈN TIA CỰC TÍM DÙNG TRONG Y TẾ
- Công ty Thiết Bị Điện Kim Bình – KIBICO
- Email : kibico.hcm@gmail.com
- ĐT : 0286.654.7684 – Hotline : 0984.986.898
- Địa chỉ : 156 Thạch Lam – P.Phú Thạnh – Quận Tân Phú – TPHCM
Hướng dẫn sử dụng bóng đèn tia cực tím trong y tế :
– 1w cho 1(m3) khối tích phòng , kèm thời gian là 30 phút, nếu công suất đèn cực tím lớn hơn thì thời gian ít hơn theo tỉ lệ. Cấc vật dụng nhiều hay bụi nhiều cần chiếu rọi kỹ hơn
– Hướng tia cực tím vào vùng cần chiếu rọi .Nếu phòng có nhiều ô hoặc khe thì cần chiếu rọi riêng từng khu vực ô hoặc khe ( mỗi khu vực trong phòng cần rọi 30 phút , chiếu rọi hết trong phòng ) .Người cần phải tránh xa khi chiếu rọi đèn.
Hiệu quả ,cần sử dụng đúng cách và cẩn trọng không để tia cực tím chiếu rọi vào người
– Sử dụng ở các trường hợp cụ thể nên sử dụng theo chỉ dẫn của y bác sỹ.
– Đèn cực tím TNE có 8 loại công suất ơ14w; 20w; 30w; 40w] x 1 bóng đèn tuýp UVC ; x 2 bóng đèn tuyp UVC
– Bước sóng < 300nm/ tia UV không xuyên qua kính
– Điện thế : 220V tại Việt Nam
BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
- Thời gian khử khuẩn bằng tia cực tím
- Mua bóng đèn UV ở đâu TPHCM ?
- Đèn UV có hại không ? chỉ số nào có hại cho mắt và sức khỏe ?
- 4 bóng Đèn Tia cực tím UV diệt khuẩn tốt nhất hiện nay !
- Đèn tia cực tím mua ở đâu giá rẻ chất lượng tốt ?
- 4 bóng đèn tia cực tím khử trùng diệt Virut hiệu quả nhất hiện nay !
- Bóng Đèn tia cực tím giá bao nhiêu ?